Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Phân biệt viêm đa xoang, viêm xoang hàm và viêm xoang sàng sau

Bệnh viêm xoang đang dần trở nên ngày càng phổ biến do thời tiết và khí hậu thay đổi liên tục, cùng với sự phát triển của bệnh là các triệu chứng vô cùng khó chịu đối với người bệnh.

Viêm xoang được phân loại theo cấp tính và mạn tính. Viêm xoang cấp tính thường điều trị nội khoa, còn mạn tính thì phải điều trị ngoại khoa.

 


Viêm xoang cấp tính theo thứ tự thường gặp là:

1. viêm xoang hàm,

2. viêm xoang sàng,

3. viêm xoang trán,

4. viêm xoang bướm,

5. viêm nhiều xoang một lúc – viêm đa xoang

Viêm đa xoang là gì ?

Viêm đa xoang là quá trình viêm niêm mạc của nhiều xoang cùng một lúc. Khi bị viêm đa xoang, thường niêm mạc mũi cũng bị ảnh hưởng. Do đó, viêm đa xoang thường đi với viêm mũi và ngược lại viêm mũi lâu ngày thường dẫn đến viêm xoang.

Do vậy, khi bị viêm đa xoang, các bạn nên tuân thủ điều trị, kiên trì và hợp tác với bác sĩ điều trị để tránh biến chứng của viêm đa xoang.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý không ăn các thực phẩm có thể gây dị ứng, tránh các yếu tố kích thích như: thời tiết quá lạnh, ấm, không hút thuốc lá, tránh môi trường ô nhiễm độc hại, khói bụi, hóa chất. Hạn chế đi bơi khi đang trong giai đoạn viêm nhiễm.

Giải quyết các bất thường giải phẫu vùng mũi họng (vẹo lệch vách ngăn, polyp mũi, cắt amidan, nạo VA).

Chữa các bệnh toàn thân, tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, đề kháng cho cơ thể.

Khi đi ra đường, cần đeo khẩu trang bảo vệ mũi họng…
Viêm xoang sàng sau là gì ?

Viêm xoang sàng sau là do bị viêm nhiễm, nhiễm trùng các xoang gần mũi, mắt. Xương sàng nằm ngay giữa mặt và 2 mắt ở dưới trán của não bộ, trên hốc mũi.

Do vị trí của xoang sàng nên khi người bệnh mắc viêm xoang sàng sau sẽ có các triệu chứng sau :

– Đau đầu hai bên thái dương

– Đau hai bên khóe mắt (phía mũi)

– Nhức đầu, phía dưới trán

– Đờm, dịch chảy trong họng, phía sau, làm ho

– Nóng sốt

Viêm xoang hàm là gì ?

 

Viêm xoang hàm là 1 loại của viêm xoang cấp tính thường có những biểu hiện và triệu chứng viêm xoang như : chảy nước mũi màng vàng hoặc vàng xanh, đội khi có cả máu. Người bệnh bị viêm xoang hàm thường bị đau nhức vùng má, vùng hàm.


Viêm xoang hàm là gì ? bệnh có nguy hiểm không ? nguyên nhân của viêm xoang hàm !

Các nguyên nhân gây nên bệnh viêm xoang hàm :

– Do viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc bị vẹo vách ngăn mũi

– Do chấn thương, tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động: làm gãy xương hàm trên, gãy nền sọ dưới hốc mắt.

– Do bị răng sâu không chữa đúng kỹ thuật gây nên nhiễm trùng gốc răng.

– Do dị vật rơi vào xoang hàm, do răng nhổ khó và bị dụng cụ đẩy rơi vào xoang hàm. Xoang hàm dễ bị viêm do hốc mũi bị nhiễm trùng.

Khi viêm xoang thì niêm mạc của xoang bị dầy lên, nhiều dịch và chất nhầy, nếu bị nhiễm trùng nặng hơn sẽ có mủ dầy đặc.

– Do đặc điểm là răng hàm trên từ răng hàm thứ 1 số 6 đến các răng 7 và 8 có chóp răng gần sát với đáy xoang, nên khi răng bị nhiễm trùng lâu ngày mà không chữa đúng phương pháp sẽ làm chóp răng nhiễm trùng và lan rộng lên trên xoang hàm gây bệnh viêm xoang

Cách điều trị bệnh viêm xoang hàm :

– Để điều trị được triệt để viêm xoang hàm cần có sự phối hợp giữa răng hàm mặt và tai mũi họng.

– Về điều trị viêm xoang viêm xoang hàm phải kết hợp điều trị toàn thân và tại chỗ với mục tiêu là giải quyết mủ tồn đọng trong xoang và nguồn gốc gây bệnh.

– Tốt nhất là quệt cấy tìm chủng vi khuẩn tham gia vào quá trình viêm xoang và loại kháng sinh thích hợp.

– Với những trường hợp răng lạc chỗ, phương pháp duy nhất là phẫu thuật xoang để loại bỏ răng.

– Bệnh viêm xoang hàm mang rất nhiều yếu tố tiềm ẩn ,cần được chữa trị kịp thời nhanh nhất ,nếu không muốn vùng viêm nhiễm bị nặng hơn gây biến chứng rất nguy hiểm cho người bệnh.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về việc phân biệt viêm đa xoang, viêm xoang hàm, viêm xoang xoang sàng sau. Với những chia sẻ này, chúng tôi mong rằng có thể giúp bạn trong việc phân biệt 3 căn bệnh trên. Từ đây, bạn sẽ hiểu rõ hơn thông tin về các loại bệnh viêm xoang, từ đó có thể chủ động trong việc phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Từ khóa liên quan:
  • viêm xoang sàng có nguy hiểm không
  • viêm xoang sàng hai bên
  • viêm xoang sàng trước
  • cách trị viêm xoang sàng tại nhà
  • bai thuoc tri viem xoang sang
  • viêm xoang sau mãn tính
  • triệu chứng viêm xoang sàng trước
  • viem xoang sang kieng an gi

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Điều trị viêm xoang sàng hai bên bằng thảo dược tại nhà

Mỗi khi thời tiết môi trường thay đổi, người bệnh viêm xoang phải đối mặt với những triệu chứng vô cùng khó chịu, đặc biệt là người bệnh bị viêm xoang sàng hai bên.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số bài thuốc thảo dược giúp điều trị bệnh viêm xoang sàng hai bên ngay tại nhà, mời các bạn tham khảo:



Đầu tiên, các bạn hãy tìm hiểu xem viêm xoang sàng hai bên là gì ? Các triệu chứng của bệnh

Viêm xoang sàng hai bên là gì ?


Bệnh viêm xoang sàng hai bên có nguyên nhân do việc các xoàng sau không được lưu thông đều đặn gây ra các hiện tượng như bị chảy mũi, nghẹt mũi...Những hiện tượng này là khá bình thường nên những người bị bệnh không mấy để ý dẫn đến những biến chứng nặng nề khi khi bệnh nặng thêm và có những biến chứng xấu như gây đau đầu vùng gáy, viêm thần kinh ở mắt...

Những triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh viêm xoang sàng hai bên đó là: đau nhức cácxoang sàng sau; chảy dịch ở mũi, nghẹt mũi hay điếc mũi... Những triệu chứng này càng nặng thì người bệnh sẽ càng thấy khó chịu.

Cách trị viêm xoang sàng hai bên tại nhà như thế nào?


Việc trị viêm xoang sàng hai bên có thể dựa trên nguyên tắc là giữ cho vùng niêm mạc xoang có được độ ẩm cần thiết nên chúng ta có thể thực hiện các việc làm sau tại nhà để có thể làm giảm ảnh hưởng của bệnh viêm xoang:

1. Xông mũi




Bạn cần chuẩn bị một tô nước nóng đang bốc hơi để xông mũi. Bạn cố gắng để cho hơi nước nóng được hít vào mũi, chúng có tác dụng giúp lưu thông xoang mũi, rất có lợi cho bệnh xoang. Việc này bạn nên thực hiện mỗi ngày 1-2 lần và thực hiện đều đặn. Bên cạnh đó, nếu có điều kiện bạn có thể cho thêm một số thảo dược như bạc hà vào nước xông. Các tinh chất từ thảo dược cũng sẽ giúp xoa dịu các cơn đau của bạn, có tác dụng tốt trong việc trị bệnh viêm xoang sàng.

2. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý.

Bạn có thể ra các hiệu thuốc gần nhà để mua lấy chai nước muối 9/1000 về để rửa mũi. Việc rửa mũi bằng nước muối sẽ giúp loại bỏ bớt vi khuẩn giúp cho bạn cảm thấy dẽ chịu hơn. Chú ý khi rửa mũi thì bạn nên cho nước muối vào một cái chén hoặc cái bát nhỏ, bịt một bên lỗ mũi còn bên kia thì hít nước muối vào một lúc rồi hỷ ra ngoài. Tiến hành 1-2 lần mỗi bên và lần lượt từng bên mũi.

3. Hỷ mũi đúng cách

Khi bị sổ mũi, nước mũi chảy ra nhiều thì bạn nên hỷ mũi ra ngoài và dùng giấy mềm lau sạch. Chú ý không nên hỷ quá mạnh vì dễ gây tổn thương cho niêm mạc mũi.

4. Dùng thuốc chống nghẹt mũi.

Với việc dùng thuốc thì bạn nên dùng cẩn thận theo chỉ dẫn của bác sỹ hoặc dược sỹ, tránh dùng thuốc tràn làn vì dễ gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến bệnh viêm xoang sàng của bạn.

5. Tăng độ ẩm không khí trong phòng

Nếu không khí quá khô thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ hô hấp cũng như làm cho bệnh viêm xoang sàng hai bên ngày càng nặng hơn. Vì vậy, nếu như bạn đang sống và làm việc trong môi trường có không khí bị khô như những phòng có điều hòa thì bạn nên sắm một máy tạo hơi ẩm để giúp cho không khí có độ ẩm ổn định, giúp cho việc hô hấp được tốt hơn.

6. Mát-xa mũi và vùng mặt

Việc mát-xa sẽ giúp cho các xoang được dễ chịu hơn, giúp cho không khí lưu thông được tốt hơn. Bạn có thể dùng khăn ấm đắp lên mặt và dùng tay để mát xoa vùng xoang để tăng thêm hiệu quả.

7. Tập thể dục đều đặn

Bạn nên tập thể dục đều đặn hàng ngày vào lúc sáng sớm và buổi tối vì những thời điểm này không khí trong lành hơn. Việc tập thể dục sẽ giúp cho cơ thể sẽ được thoải mái hơn, đỡ được việc nặng đầu hay nghẹt mũi. Chú ý là bạn chỉ nên đi bộ và tập các bài tập nhẹ chứ không nên vận động mạnh.

8. Chế độ ăn uống hợp lý.




Việc có một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn, tăng khả năng chống chịu với bệnh tật. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý ăn thêm một số thực phẩm tốt cho bệnh viêm xoang sàng sau hai bên như: tỏi, củ cái trắng, cải canh hay ớt cay.

Với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên về cách điều trị viêm xoang sàng hai bên bằng thảo dược tại nhà, mong rằng có thể giúp bạn được phần nào trong quá trình điều trị. Bạn chú ý là những phương pháp mà chúng tôi nêu trên chỉ là hỗ trợ điều trị bạn nhé, vì vậy bạn cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế, để được hướng dẫn và cung cấp thuốc điều trị, như thế bệnh mới có thể được chữa khỏi nhanh nhất và triệt để nhất.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Từ khóa liên quan:
  • viêm xoang hàm hai bên
  • viêm xoang sàng sau
  • viêm xoang sàng có nguy hiểm không
  • viêm xoang sàng sau là gì
  • bai thuoc tri viem xoang sang
  • viêm xoang sàng trước
  • triệu chứng viêm xoang trán
  • viêm xoang hàm

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Thuốc đặc hiệu cũng không giúp chữa khỏi viêm xoang sàng

Bệnh viêm xoang sàng ngày càng phát triển mạnh mẽ mặc dù vô số loại thuốc, kháng sinh đặc trị dùng để chữa trị bệnh đã được nghiên cứu và đưa vào điều trị. Vây lý do là gì ?

Trong bài hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn nguyên nhân và một số phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, mời các bạn tham khảo:



Rất nhiều trường hợp viêm xoang sàng cấp sau đó chuyển sang thể viêm xoang sàng mạn tính với đủ loại hậu quả nhiêu khê, từ gánh nặng tài chính vì nay đau mai yếu kéo theo bệnh khác vì sức đề kháng kém. Chưa hết, các bệnh ăn theo như viêm mũi dị ứng, viêm họng mạn, viêm nha chu, viêm tai giữa... trước sau vẫn là nỗi khổ của nhiều bệnh nhân dù đã tìm thầy chạy thuốc đến mòn giày, thủng hầu bao.. Chính vì thế mới nói, thuốc đặc hiệu cũng không giúp chữa khỏi viêm xoang sàng

Lý do là vì phần đông bệnh nhân cứ tưởng hễ có thuốc là xong. Trên thực tế, liệu pháp điều trị viêm xoang, theo kiểu nào cũng thế, khó đạt hiệu quả tối đa, nếu bệnh nhân quên:

- Tăng lượng kẽm dự trữ vì vết thương sẽ khó lành nếu thiếu kẽm. Bên cạnh đó, kẽm cần thiết cho tác dụng tối ưu của nhiều loại thuốc kháng sinh. Nhờ kẽm mà liều thuốc trung bình có được tác dụng cực đại.

- Uống tối thiểu 2 lít nước/ngày bằng cách đều đặn mỗi giờ vì muốn tống khứ đàm nhớt ứ đọng và gắn chặt như keo trong xoang thì trước hết phải pha loãng.

- Cùng lúc áp dụng hoạt chất kháng sinh thiên nhiên có tác dụng kháng khuẩn, chống xuất tiết, long đàm trong dâu tây, củ hành, gừng, sắn dây... thay vì lạm dụng đủ loại thuốc kháng sinh rồi vô tình tiếp tay cho hiện tượng lờn thuốc.

- Tiếp tế cho cơ thể sinh tố C nhiều hơn thường ngày để yểm trợ hoạt động của hệ miễn dịch.

- Uống sữa trong lúc viêm xoang để cơ thể đừng thiếu canxi vì khoáng tố này cần cho hoạt động của thượng thận, tuyến phải tăng năng suất khi cần chống viêm tấy.



- Bổ sung tiền sinh tố A, nhân tố cần thiết để bảo vệ cấu trúc khỏe mạnh của da niêm, chẳng hạn với khoai lang ta, đu đủ, bí rợ...

- Xông mũi bằng các loại tinh dầu thanh lọc đường hô hấp như dầu tràm, sả, gừng, húng chanh...

Bệnh viêm xoang sàng tưởng rằng đơn giản, dễ chữa, nhưng thực ra lại rất khó chữa trị một cách triệt để. Chính vì vậy, trong quá trình điều trị, bạn nên kết hợp dùng thuốc với các phương pháp hỗ trợ mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên. Các phương pháp ở trên đều là những phương pháp hỗ trợ điều trị vô cùng hiệu quả, giúp các bạn đẩy nhanh và thu ngắn quá trình điều trị rất nhiều.

Chúc các bạn mau khỏi bệnh!

Từ khóa liên quan:
  • điều trị viêm xoang mũi
  • điều trị viêm xoang trán
  • viêm xoang sàng trước
  • viêm xoang sàng có nguy hiểm không
  • viêm xoang sàng hai bên
  • cách trị viêm xoang sàng tại nhà
  • triệu chứng viêm xoang sàng trước
  • viêm xoang sau mãn tính

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Nhận biết trẻ bị viêm xoang sàng

Bệnh viêm xoang sàng ở trẻ em (VXTE) là một bệnh rất phổ biết và thường gặp. Bệnh thường dễ bị chẩn đoán nhầm với bệnh nhiễm khuẩn hô hấp. Đối với trẻ em, các biện pháp điều trị cũng rất khác với điều trị viêm xoang sàng ở người lớn.



Hệ thống các xoang ở trẻ phát triển đầy đủ cho đến khi trẻ tròn 10 tuổi. Mặc dù xoang hàm và xoang sàng là nhỏ nhưng đã có ngay sau sinh, do đó viêm hai xoang này thường gặp nhất.

Phân biệt trẻ bị viêm xoang và nhiễm khuẩn hô hấp trên

Trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp trên thường có các triệu chứng: sốt, ho, sổ mũi, quấy khóc. Các triệu chứng này thường giảm và tự khỏi sau 5 - 7 ngày. Bệnh thường do virút nên không cần sử dụng kháng sinh.

Nghĩ đến VXTE khi trẻ có các triệu chứng sau:

- “Cảm cúm” kéo dài 10 - 14 ngày có thể kèm sốt hoặc không.

- Sổ mũi đục, xanh hoặc vàng.

- Chảy mũi sau đôi khi dẫn đến đau họng, ho, khạc đờm, khò khè, khó thở, nôn, buồn nôn.

- Quấy khóc, mệt mỏi.

- Sưng quanh mắt.

Các triệu chứng này thường kéo dài 10 - 14 ngày hoặc hơn. Tuy nhiên, với các triệu chứng trên kéo dài dưới 10 ngày vẫn có thể là viêm xoang nếu các triệu chứng này là trầm trọng và sốt cao trên 4 ngày. Một số trường hợp bệnh kéo dài 10 - 14 ngày nhưng bắt đầu giảm dần, tuy hơi chậm, cũng không hẳn là viêm xoang, đôi khi cũng chỉ là nhiễm khuẩn hô hấp trên do virút.

Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, chẩn đoán VXTE chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng nêu trên, không nhất thiết phải chụp X-quang, đặc biệt ở trẻ em dưới 6 tuổi.



Điều trị như thế nào?

- Viêm xoang cấp tính: hầu hết VXTE đều đáp ứng tốt với kháng sinh, các kháng sinh thường được sử dụng an toàn và hiệu quả cho trẻ là nhóm betalactam. Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, việc sử dụng kháng sinh kéo dài ít nhất 7 ngày sau khi các triệu chứng khỏi hoàn toàn.

Các thuốc chống sung huyết mũi dạng phun sương hoặc nước muối sinh lý cũng được sử dụng.

- Viêm xoang mạn tính: khi các triệu chứng của viêm xoang kéo dài trên 12 tuần, hoặc viêm xoang cấp tái phát trên 4 - 6 lần/năm thì cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để có chỉ định điều trị nội khoa hay phẫu thuật.

Khi nào thì cần phẫu thuật?

Phẫu thuật xoang ở trẻ em chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, chỉ định khi trẻ bị viêm xoang nặng, hoặc thường hay tái phát, viêm xoang mạn tính không đáp ứng điều trị nội khoa.

Trên đây là một dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm xoang sàng mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Hy vọng với những chia sẻ này, có thể phần nào giúp bạn sớm phát hiện bệnh ở trẻ, để có phương pháp điều trị phù hợp, và kịp thời nhất, tránh trường hợp để bệnh biến chứng gây nguy hiểm cho sức khỏe của con trẻ.

Từ khóa liên quan:
  • viêm xoang ở trẻ em
  • viêm xoang ở trẻ nhỏ
  • cách trị viêm xoang sàng tại nhà
  • viêm xoang sàng sau
  • bệnh viêm xoang sàng
  • viem xoang sang
  • benh viem xoang sang

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

5 Điều cần chú ý về bệnh viêm xoang sàng ở trẻ

Viêm xoang sàng ở trẻ rất dễ xảy ra khi thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa đông, vì hệ thống miễn dịch ở trẻ nhỏ kém hơn ở người lớn rất nhiều. Bệnh cũng có nhiều phát triển và biến chứng khác ở viêm xoang sàng người lớn, vì hệ thống xoang của trẻ đang trong giai đoạn hình thành phát triển.




Viêm xoang ở trẻ nhỏ thường bắt đầu từ các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Những trẻ có cơ địa dị ứng hoặc sống trong môi trường ô nhiễm, phải hút khói thuốc lá thụ động, hơi khói của các khu công nghiệp, bếp than… thường có nguy cơ bị viêm xoang cao hơn những trẻ khác.

Viêm xoang sàng ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị hiệu quả có thể gây ra một số biến chứng, thường gặp nhất là gây đau nhức đầu và chảy nhiều nước mũi. Một số biến chứng nguy hiểm tuy ít gặp như: viêm mắt làm cho trẻ sụp mi, giảm cảm giác giác mạc tạo nên hội chứng đỉnh ở mắt gây đau dữ dội.

1. Làm sao để biết con bị viêm xoang sàng?

Nếu con bạn bị cảm lạnh kéo dài, rất có thể hệ lụy kéo theo sẽ là nhiễm trùng xoang (viêm xoang). Trẻ em bị dị ứng đường hô hấp, mặc dù không sốt hay có triệu chứng nào khác cũng có thể dẫn tới viêm xoang.

Trong trường hợp bị viêm xoang, con bạn có thể gặp các triệu chứng sau đây:

- Tắc nghẽn mũi kéo dài đến 10 ngày hoặc lâu hơn.
- Dịch mũi màu vàng hoặc xanh lá cây.
- Ho trong ngày, ho nhiều vào ban đêm.
- Sưng xung quanh mũi và mắt.
- Đau ở xương hàm hoặc phía sau trán, mũi.
- Liên tục sốt nhẹ.

Nếu con bị cảm lạnh kéo dài, rất có thể hệ lụy kéo theo sẽ là nhiễm trùng xoang. (Ảnh minh họa)

2. Tại sao bị cảm lạnh hoặc dị ứng lại chuyển thành viêm xoang sàng?

Xoang là các khoang chứa đầy không khí ở trên và dưới mắt, hai bên mũi. Khi bị cảm lạnh hoặc dị ứng, niêm mạc của các xoang thường mỏng đi khiến xoang mở rộng hơn. Các khối sưng cản trở sự lưu thông giữa mũi và xoang thì sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp.

Bên trong các xoang có độ nóng ẩm, tối tăm nên tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển. Khi lượng vi khuẩn phát triển tới một mức nhất định thì chuyển thành viêm xoang.

3. Điều trị viêm xoang sàng cho trẻ  như thế nào?

Trong trường hợp bé bị viêm xoang, các bác sĩ sẽ cân nhắc để cho bé dùng kháng sinh trong 2-3 tuần. Nếu các triệu chứng bệnh không thuyên giảm hoặc có đỡ hơn trong thời gian ngắn, sau đó tái phát thì mẹ nên đưa bé đi khám lại để bác sĩ sẽ xem xét, chuyển sang cho bé dùng loại kháng sinh khác để có hiệu quả hơn.

Để điều triệt để chứng viêm xoang kéo dài này, bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ tai mũi họng để được khám chi tiết. (Ảnh minh họa)




4. Bệnh viêm xoang sàng có thể kéo dài, lâu khỏi?


Cũng giống như nhiễm trùng tai, nhiễm trùng xoang có thể kéo dài, dai dẳng và khó điều trị. Nếu con bạn bị viêm xoang, rất có thể bé đang bị một trong các bệnh sau:

- Dị ứng
- Bệnh ở mũi: viêm tắc trong mũi do vách ngăn trong mũi bị lệch
- Nhiễm trùng vòm họng mãn tính (nhiễm trùng ở các mô bạch huyết phía sau mũi ) làm hco vi khuẩn dễ bị rò rỉ vào trong xoang

Để điều triệt để chứng viêm xoang kéo dài này, bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ tai mũi họng để được khám chi tiết.

5. Làm cách nào để ngăn ngừa viêm xoang sàng cho trẻ ?

Cách tốt nhất để bé tránh bị viêm xoang là giữ cho lớp lót trong xoang luôn ẩm. Khi trẻ bị cảm lạnh, hãy cho con uống nhiều chất lỏng và ở trong môi trường có độ ẩm vừa đủ, tránh môi trường quá khô.

Nếu nghi ngờ con bị dị ứng, hãy nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn điều trị bao gồm cả môi trường và các loại thuốc. Giữ cho con không tiếp xúc với khói thuốc lá, lông của các vật nuôi trong nhà và bụi bẩn... vì các vật chất này có thể gây kích ứng mũi và gây ra viêm xoang.

Vệ sinh răng miệng hàng ngày cho bé để ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp và bệnh về tai, mũi, họng, cũng như ngăn ngừa bệnh viêm xoang.

Trên đây là 5 điều cần chú ý về bệnh viêm xoang ở trẻ mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các anh chị phụ huyenh. Mong rằng với các điều chú này, sẽ giúp cho mọi người sớm phát hiện ra bệnh viêm xoang sàng ở con em mình và chữa trị kịp thời, tránh trường hợp dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Từ khóa liên quan:
  • viêm xoang ở trẻ em
  • viêm xoang ở trẻ nhỏ
  • cách trị viêm xoang sàng tại nhà
  • viêm xoang sàng sau
  • bệnh viêm xoang sàng
  • viêm xoang sàng trước
  • viêm xoang sàng là gì

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

Bệnh viêm xoang sàng trước và viêm xoang sàng sau hai bên

Bệnh viêm xoang sàng trước và viêm xoang sàng sau đều là 2 bệnh dễ dàng mắc phải khi thời tiết , môi trường, thay đổi đột ngột. Hai căn bệnh này nếu bạn không chữa trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, polyp mũi, sưng mắt,.... Vì vậy, để phòng ngừa bệnh này, bạn nên sử dụng khẩu trang y tế hàng ngày, vệ sinh mũi bằng các dung dịch nước muối sinh lý, xì mũi đúng cách,....

 

Viêm xoang sàng là hệ thống xoang phát triển sớm nhất (có từ khi đẻ ra), bao gồm viêm xoang sàng trước, và viêm xoang sàng sau hai bên. Viêm xoang sàng có thể xuất hiện ở xoang sàng trước hoặc sàng sau, hoặc cả hai bên, Khi bị viêm xoang sàng trước, người bệnh sẽ có cảm giác dịch nhầy đọng ở mũi mà không xì ra được, phải khịt vào trong rồi khạc ra.

Nếu người bệnh bị viêm xoang nặng sẽ có cảm giác đau nhức vùng góc mũi (chỗ giao giữa hai hốc mắt). Khi bị viêm xoang sàng sau, người bệnh sẽ có cảm giác có dịch nhầy vướng ở vòm họng, hay phải khạc nhổ thường xuyên, (viêm xoang bướm cũng có triệu chứng này), viêm nặng sẽ gây đau nhức vùng đỉnh đầu.

Viêm xoang sàng trước có thể ảnh hưởng đến thần kinh thị giác, làm cho thị lực của người bệnh bị ảnh hưởng. Nên giữ nhiệt độ trong nhà vừa phải, xông mũi bằng hơi nước nóng, uống nước nhiều để làm loãng các chất tiết. Nếu bệnh viêm xoang do vi trùng, bác sĩ có thể cho bạn uống một đợt kháng sinh từ 10 - 14 ngày, Thuốc chống sổ mũi có thể giúp mủ và chất nhầy thoát ra, nhưng cũng cần phải vô cùng cẩn thận khi sử dụng vì có thể gây hại nhiều hơn lợi khi làm khô mũi quá mức và các chất không thoát ra ngoài được.

 

Kèm theo điều trị bằng thuốc, có thể rửa xoang bằng phương pháp Proetz. Phương pháp này rất hiệu quả, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu sau vài lần rửa. Nếu viêm xoang không bớt khi dùng thuốc, có thể gây tê và chọc xoang để thoát các chất ứ đọng và phải mổ xoang trong trường hợp vẹo vạch ngăn.

Trên đây là một số phương pháp chữa trị dành cho người bệnh viêm xoang sàng trước và viêm xoang sàng sau hai bên. Hy vong bài viết này có thể giúp bạn phân biệt được rõ hai căn bệnh này, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp  đối với mỗi căn bệnh mà bạn mắc phải, mang lại kết quả điều trị tốt nhất.

Chúc bạn mau khỏi bệnh!

Từ khóa liên quan:
  • viêm xoang sàng có nguy hiểm không
  • viêm xoang sàng hai bên
  • viêm xoang sàng trước
  • cách trị viêm xoang sàng tại nhà
  • viem xoang sang kieng an gi
  • bai thuoc tri viem xoang sang
  • viêm xoang sau mãn tính
  • viêm xoang sàng cấp

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Biến chứng nguy hiểm của viêm xoang sàng

Bệnh viêm xoang sàng là một căn bệnh khá phổ biến, vì vậy nhiều người cọi nhẹ việc chữa trị căn bệnh này, mà không biết được, căn bệnh này nếu không được chữa trị kịp thời và triệt để có thể gây ra những biến chứng rất nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh như: viêm phế quản, viêm màng não, viêm họng, viêm xương,...




Các biến chứng tùy thuộc vào lứa tuổi, cơ địa bệnh nhân và vị trí bị viêm nhiễm. Thường những người bị suy giảm miễn dịch, mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường, bệnh polype mũi, lệch vách ngăn mũi hay người bị nhiễm cầu khuẩn Streptococcus, Stapylocossus rất dễ gặp biến chứng nguy hiểm khi bị viêm xoang sàng. Trường hợp viêm xoang do nấm ít gặp biến chứng.

1. Biến chứng ở mắt




Những biến chứng ở mắt thường rất dễ xảy ra, do phía trước hốc mắt là xoang hàm, phía trên là xoang trán, phía trong là xoang sàng và xoang bướm. Nguyên nhân chủ yếu là do viêm xoang sàng, một số ít là viêm xoang hàm, với xoang trán ít gặp hơn. Quá trình viêm nhiễm lan tỏa hoặc theo đường mạch máu từ xoang qua hốc mắt gây nên các biến chứng tại mắt.

Viêm mô liên kết quanh hốc mắt: Thường gặp ở người viêm xoang cấp tính. Bệnh nhân đau nhức mắt dữ dội, đau xuyên lên đỉnh đầu. Mi mắt sưng phù. Viêm nhiễm có thể lan cả vùng thái dương khiến khó khám nhãn cầu và đánh giá mức độ lồi mắt.

Viêm dây thần kinh thị giác: Gặp đến 60% trường hợp do viêm xoang sàng sau và xoang bướm. Thị lực bệnh nhân đột nhiên giảm hẳn mà khám chuyên khoa mắt, soi đáy mắt không tìm thấy nguyên nhân.

Áp-xe mi mắt: Do viêm xoang trán hoặc xoang sàng gây áp-xe mi trên, hay viêm xoang hàm gây áp-xe mi dưới. Mí mắt sưng to, nóng, đỏ, đau, kết mạc xung huyết. Túi mủ sẽ vỡ ra sau 4 - 5 ngày.

Áp-xe túi lệ: Tình trạng này thường gặp trong viêm xoang cấp do xương lệ mỏng và có ống lệ tỵ thông mắt với mũi xoang. Biểu hiện là góc trong mắt sưng nề, đỏ lan đến mi mắt và toàn bộ kết mạc. Bệnh nhân sốt và nhức mắt, khi mủ vỡ ra thì có thể hết nhức và tạo ra lỗ dò mạn tính sau này.

2. Viêm màng não

Viêm màng não có thể xuất hiện tự phát hoặc sau phẫu thuật. Bên cạnh viêm màng não điển hình còn có thể viêm màng nhện. Trong thể này không có sự thay đổi của dịch não tủy, không sốt mà màng nhện và màng nuôi dính lại và tạo thành một lớp bọc chặt lấy dây thần kinh sọ gây đau đầu, mờ mắt, ù tai…

3. Viêm họng mạn tính




Bệnh nhân thường đau họng, nuốt vướng do dòng mủ liên tục từ xoang chảy xuống họng. Ngoài ra, các triệu chứng thường thấy là đầy bụng, ợ hơi, nghẹt thở, đánh trống ngực… Bệnh nhân thường bị chẩn đoán nhầm là đau dạ dày.

4. Viêm tắc tĩnh mạch hang

Có thể do viêm xoang bướm hay do viêm tấy ổ mắt gây ra. Triệu chứng bệnh xuất hiện một cách ồ ạt, sốt cao, rét run, nhức đầu, cứng gáy. Màng tiếp hợp bị phù nề, đỏ bầm, nhãn cầu lồi phía trước, kém di động, gai mắt nề. Bệnh thường lan nhanh ra hai bên mắt. Tiên lượng rất nặng, trước khi có kháng sinh thì tỉ lệ tử vong rất cao.

5. Viêm phế quản mạn tính

Viêm xoang hàm và xoang sàng thường gây ra biến chứng này. Bệnh nhân không nhức đầu, không nghẹt mũi mà đi khám vì ho, khạc ra đờm đôi khi cả máu, sốt nhẹ về chiều, ăn kém ngon. Triệu chứng giống với bệnh lao nhưng khi xét nghiệm đờm, chụp phổi, tốc độ máu lắng, BCG test… đều không có biểu hiện bệnh lao. Khám tai mũi họng thấy mủ ở khe giữa, X-quang Blondeau, Hirtz thấy hình ảnh mờ xoang.

6. Áp-xe não, viêm não

Vỏ não có thể bị viêm vùng tiếp xúc với thương tổn màng não, thương tổn xương. Quan trọng nhất là áp-xe đại não, thùy trán. Dấu hiệu thay đổi tính tình xuất hiện sớm nhất. Các triệu chứng định khu như liệt ít xuất hiện. Hội chứng viêm nhiễm và tăng áp lực sọ não thường xuất hiện rất rõ. Tiên lượng không tốt khi có áp-xe thùy trán.

7. Biến chứng xương




Nguyên nhân thường do viêm tắc mạch máu ở xương trán, sọ. Bệnh bắt đầu ở xương trán và lan rộng dần ra các xương khác của sọ như xương thái dương, xương đỉnh… Bệnh nhân đau nhức ở xương trán sau đó thấy sưng một vùng xoang trán, hình thành ổ áp-xe. Rạch ổ áp-xe thấy xương trán bộc lộ màu xám, dễ chảy máu do viêm. Dưới lớp xương viêm nếu dùng kìm cắt xương thấy mủ trong xương, dưới là lớp màng não cứng. Quá trình viêm có thể lan rộng ra các xương nếu không điều trị kịp thời.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về một số biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm xoang sàng. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của căn bệnh này hơn, cũng chính vì vậy, khi có những dấu hiệu của bệnh, bạn hãy nhanh chóng đến khám tại cơ sở y tế, để có thể được chẩn đoán và điều trị nhanh nhất.

Từ khóa liên quan:
  • triệu chứng viêm xoang sàng sau
  • triệu chứng viêm xoang sàng trước
  • triệu chứng viêm xoang sàng hai bên
  • triệu chứng bệnh viêm xoang sàng
  • biến chứng của viêm xoang
  • viêm xoang và biến chứng
  • benh viem xoang sang co nguy hiem khong
  • benh viem xoang mui khong nen an gi